NHỮNG LOẠI TIỀN HƯU TRÍ Ở CANADA

 

Tôi xin chia xẻ những hiểu biết và băn khoăn  cuả mình khi bắt đầu để dành tiền để hưu dưỡng theo chương trình RRSP.  Tôi xin dịch chữ “registered” bằng  từ “để” trong tiếng Việt vì đó là mục đích cuả số tiền tiết kiệm này. . Đây là mục đích do luật  The Income Tax Act cho phép. Thế nên quỹ tiết kiệm đó phaỉ được đăng ký, registered, theo luật The Income Tax Act.

Ngoài tiền ta tự ý để dành trong RRSP, ta  bắt buộc phaỉ dành tiền để hưu dưỡng trong quỹ Canada Pension Plan (CPP) tức Quỹ Hưu Bỗng Canada.

Ngoaì tiền cất dành trong các quỹ như RRSP và CPP, lúc còn trẻ khoẻ, người Canada có thể có quỹ Pension hay goi là Superannuation,  Quỹ Hưu Đưỡng. Quỹ Pension này do  công ty tự nguyện cho nhân viên mình cộng cùng  vơí số tiền nhân viên dành dụm để về hưu. Số tiền do công ty cho và số tiền do công nhân dành dụm sẽ là số tiền tổng cộng mà công nhân  được giữ để hưởng lúc về hưu. Tuỳ theo chức vụ hay vai vế quan trọng cuả mình trong công ty, nhân viên sẽ được cho nhiều hay ít. Tuy nhiên chỉ có cơ quan chính phủ hay công ty lớn mới có quỹ hưu Superannuation mà thôi.

Sau đây, thử tìm hiểu chi tiết từng loại quỹ dành dụm để về hưu như Pension, CPP, và RRSP.

 

  1. Pension hay Superannuation.

 

Đây là quỹ hưư mà khi đi làm chủ tự động khởi xướng như là một trong những quyền lợi mà chủ cho công nhân  Họ sẽ đề nghị công nhân góp một số tiền và họ sẽ cho một số tiền tuơng đương, nhiều hơn, hay ít hơn và tổng số tiền thuộc về công nhân để dành về hưu cho mình. Caí quý hoá cuả chương trình này là công ty sẽ đảm nhận việc quản lý và đầu tư quỹ hưu này cho mọi công nhân trong hãng.  Với cách quản lý chuyên môn, phương pháp đầu tư thông minh vơí vốn đầu tư to lớn, quỹ đầu tư dễ thành công và như vậy đảm bảo tiền hưư cho mọi nhân viên trong suốt thời gian dài..

Ví dụ: Pension Funds cuả BC Transit, BC Hydro, BC Teachers Federation , Ontario Teachers’ Pension, CP Rail, City of Vancouver, hay của BC Government emplyees, etc...Các quỹ này giá trị hàng tỉ bạc và có thể đảm bảo hưu trí an toàn cho công nhân cuả họ về lâu về dài.

Ngược lại, nếu hãng nhỏ và không muốn quản lý và đâù tư quỹ Pension, họ thường thưởng cho nhân viên dăm ba ngàn đồng cuối năm để nhân viên tự ý cất dành cho tuổi hưu. Cách đầu tư tiền hưư  để càng ngày càng sinh lợi nhuận cao thì nhân viên phải tự mình lo. Đây là một sự thiệt thòi to tát, vì đầu tư để sinh lợi đảm bảo cho tương lai hưư trí là một công trình to tát và khó khăn.

   

  1. CPP

 

Khi đi làm ở Canada, luật CPP bắt buộc công nhân và chủ nhân Canada phaỉ trích ra một phần lương  để cất dành và đầu tư khi về hưư mới lấy ra. Caí hay là việc đầu tư quỹ CPP do Chính Phủ Canada lo liệu.

Năm 2021, chủ nhân phaỉ đóng góp 5.45% tiền lương trên $3,500.00 cho nhân viên và nhân viên cũng  phaỉ đóng 5.45%. Kết quả là nhân viên được hưởng trọn 10.90%. Tuy nhiên, tổng số tiền đóng góp tối đa $3,116.45 cho năm 2021 . Số tiền đóng góp tối đa là để cho công bằng giưã những người lợi tức kếch xù và lợi tức khiêm tốn. Bởi vậy, dù lợi tức hàng triệu, hàng trăm ngàn, hay hàng chục ngàn một năm, người ta chỉ có thể để dành vào CPP một số tiền tối đa do luật thuế xác định. Ví dụ, số tiền tối đa đó là 3,116.45 cho năm 2021.

Để đầu tư số tiền kếch xù CPP, chính phủ lập ra CPP Investment Board (CPPIB) tức Uỷ Ban đầu tư quỹ CPP, để huy động mọi tài năng về đầu tư làm cho tiền tăng để có thể trả cho người đóng góp suốt đời. Hiện nay, ông chủ tích điều hành CPPIB là Mark Machin.

Theo tờ The Epoch Times số Nov 9-15, 2020, thì quỹ CPP hiện có 430 tỷ. Năm nay, 2020, CPPIB đầu tư quyết liệt bên Tàu: 15 tỷ vào tiền tệ Trung Quốc, mua cổ phần Alibaba trị giá 2.5 tỷ và cổ phần Tencent 2.7 tỷ. Trung Quốc đang là thị trường đầu tư hứa hẹn. Nhưng nếu làm ăn khá thì chưa chắc rút cả vốn lẫn lời về nước dễ dàng vì một phần  Đảng CS TQ đang thay đổi điều lệ để nhắm kiểm soát vốn ngoại và một phần Mỹ đang chế tài Alibaba, Tencent và Wechat, ( Wechat là công ty con của Tencent). Cho hay đầu tư quỹ CPP để có tiền trả cho hưư trí cả đời là gánh nặng khôn lường.

 

  1. Registered Retirement Saving Plan(RRSP)

 

Đây là Quỹ  Tiết Kiệm Để Hưu Dưỡng do ta tự biên tự diễn, nghiã là tự nguyện đóng góp và tự lo toan đầu tư.

-Ta có thời gian dài, 14 tháng, để đóng góp: từ đầu năm và hai tháng cuả năm kế tiếp. Chẳng hạn từ 1 Jan, 2021 đến Feb 28, 2022.

-Mỗi năm chỉ có thể bỏ vào quỹ một số tiền do Sở Thuế quy định và báo cho biết trong Tờ Duyệt Thuế cuả năm, Notice of Assessment, dưới tiêu đề “RRSP Deduction Limit for ...” tức Tiền đóng góp tối đa cho quỹ RRSP năm....

-Vì là Quỹ Tiết Kiện Để Hưu Dưỡng nên có điều kiện là ta chỉ có thể rút ra khi về hưư ở tuổi 71 nhưng có cái lợi là số tiền đóng góp hằng năm được trừ thuế.

-Để trừ thuế vì ta có RRSP, ta phaỉ khai trên Tờ phụ chú số 7, Schedule  7 . Đây là tờ phụ chú quan trọng để kê khai và theo doĩ tất cả RRSP ta đã đóng góp, đã khấu trừ thuế, hay đã dùng trong chương trình Home Buyers Plan và RRSP còn lại chưa khấu trừ thuế. Tờ phụ chú số 7 vì thế rất quan trọng...

-Trường hợp đặc biệt: nếu ta mua nhà để ở lần đầu, ta có thể lâý ra từ RRSP tối đa $35,000 và từ từ trả lại vào đó lại trong vòng 15 năm.  Năm nào mà không có tiền dư để bỏ vào RRSP lại thì cộng vào lợi tức năm đó mà đóng thuế. .

- Nếu ta lâý tiền từ RRSP để chi xài cho các việc khác, thì ngân hàng sẽ trừ đi một số tiền thuế tượng trưng là 10% nếu dưới  $5,000;  20% nếu  trên $5,000 nhưng  dưới  $15,000 và 30%  nếu trên $15,000.  Cuối  năm, ngân hàng sẽ cho ta một tờ T4RSP để khai thuế.  Ví dụ: nếu lấy ra 5,000 thì ta sẽ khai 5,000 là lợi tức chịu thuế và 500 là thuế đã trả.   

-Caí khó khăn nhất cuả RRSP là ta phaỉ tự đầu tư lấy để làm giàu cho quỹ. Người ta thường phaỉ thuê một Chuyên viên cố vấn thương mại (Financial advisor) để lo đầu khi quỹ RRSP lên tới hơn cả trăm ngàn..

-Trong năm chúng ta đạt 71 tuôỉ, ta phải đôỉ quỹ RRSP thành quỹ RRIF ngày cuôí năm 31/12 . Thường thường  Financial advisor sẽ giúp chúng ta làm chuyện thay đổi quỹ này. Lúc này ta bắt buộc phaỉ lấy tiền từ quỹ RRIF để chi tiêu và đóng thuế. Sẽ có một bản hướng dẫn cho ta biết phải lâý tối  thiểu bao nhiêu hằng năm.. Ta cũng có thể lấy ra nhiều hơn bản hướng dẫn theo nhu cầu cuả ta. Qũy RRIF không phaỉ là quỹ “tiền nhàn rỗi” vì nó vẫn tiếp tục được đầu tư để sinh lợi nhuận.

Trong bài này, tôi không chia sẽ tin tức về OAS và GIS vì vietvancouver.ca đã có bài viết từ lâu về 2 loại phúc lợi cho người già này:

(https://vietvancouver.ca/index.php/necessary-life-knowledge-kien-thuc-can-thiet-cho-doi-song/cpp-oas-gis-quyen-loi-nguoi-cao-nien)

 

 

Kết luận

Quỹ CPP, Superannuation và RRSP, dù có đầu tư khôn ngoan và vững chãi tới đâu đi nữa thì cũng không thể thoát khỏi yếu tố ruỉ ro. Sự suy thoái kinh tế và sụp đỗ cuả tập đoàn khổng lồ Enron năm 2008 keó theo sự mất mát cả vốn lẫn lời cuả đầu tư trong đó có hàng trăm quỹ hưu bổng cho thấy trên đời không có chi chắc chắn ngoài thuế má và tử vong.

 

Đào Đức Kim

(retired Team Leader, CRA)